Chuyên mục
Sâu hại điều

Sâu hại điều – Bọ xít muỗi (Helopeltis sp., Rhynchola, Miridae)

Bọ xít muỗi là loại sâu gây hại nguy hiểm nhất đối với cây điều. Bọ xít muỗi có 3 loại:

Ở châu Phi: Helopeltis schoutedeni Reuter, Helopeltis anacardii Miller.

Ở Ấn Độ, Braxin, Việt Nam và những nước lân cận: Helopeltis antonii Sign.

Helopeltis antonii Sign. trưởng thành có màu đỏ nâu, đầu đen, ngực đỏ và bụng có màu trắng. Trên mảnh lưng ngực của cả loài sâu đực và sâu cái đều nhô lên một phần lồi như cục bướu. Đây là một đặc điểm để phân biệt với hai loại H. schoutedeni Reuter và H. anacardii Miller. Con cái trưởng thành dài khoảng 8mm, con đực dài khoảng 6mm.

Bọ xít muỗi (muỗi chè) thường xuất hiện chích hút nhựa vào sáng sớm trước 9 giờ và sau 16 giờ, bắt đầu từ tháng 10 – 11 trùng với thời điểm cây đâm chồi mới, sau khi mùa mưa vừa ngưng, cao điểm vào tháng 12 – 1 khi cây ra hoa rộ nhất. Sâu tiếp tục phát triển mạnh nhất và sinh sản nhanh nhất (sâu có khả năng sinh sản 13 – 82 trứng, trứng màu trắng kem), tập trung vào tháng 12 đến tháng 2. Riêng đối với những vườn điều còn nhỏ do cây con sinh chồi quanh năm nên sâu có thể xuất hiện quanh năm.

Bọ xít muỗi trưởng thành và kể cả con non cũng đều gây tác hại cho các lá non, chồi non, cánh hoa và cả trái non của cây điều. Nơi bị sâu chích hút tiết ra một chất nhựa. Chúng dùng vòi đâm vào phần mô mềm để hút chất dinh dưỡng và tiết vào đó một chất độc, làm cho yết chích bị thâm đen lại, tạo thành những tế bào hoại tử và vết sẹo hình thành. Thoạt đầu vết chích xuất hiện như vết thương bị mọng nước, sau đó vết sẹo trở nên nâu hay đen do tế bào chết tạo ra. Trên những chồi non hay cành non vết thương mau liền lại, nhưng những chỗ bị hại này sẽ dần bị khô đi. Nếu sâu gây hại trên lá thì thấy trên toàn bộ phiến lá xuất hiện những vết màu nâu đen, lá bị cong và có hình dáng khác thường. Nếu sự tấn công của sâu trùng vào lúc hoa nở và có hình dáng khác thường. Nếu sự tấn công của sâu trùng vào lúc hoa nở và bắt đầu kết quả thì các chùm hoa sẽ bị hư hỏng, các hạt mới tượng hình sẽ bị rụng. Với các hạt còn non thì khi sâu chích vào sẽ làm cho hạt nhân nhăn nheo và khô ngay trên cây hoặc nếu vẫn còn tiếp tục phát triển được thì sẽ bị dị dạng và có nhiều vết đốm màu nâu đen trên bề mặt khi hạt đã già, do đó giá trị thường phẩm của hạt sẽ thấp.

Phòng trừ:

Để phòng chống bọ xít muỗi dùng Endosulfan 0.05 – 0.1% phun xịt lần đầu vào lúc cây vừa đâm chồi non, lần thứ hai vào lúc cây bắt đầu ra hoa lần thứ hai dùng Monocrotophos 0.05% và lần thứ ba dùng Quinaphos 0.05%. Việc phun xịt nên thực hiện vào sáng sớm và chiều tối là những lúc bọ xít muỗi hoạt động rất mạnh.

Một số loại thuốc diệt sâu khác cũng có công hiệu đối với bọ xít muỗi là Phosphomidan 0.03% và carbaryl 0.15%.

Nguồn: https://pagacas.com/sau-hai-dieu-bo-xit-muoi-sau-duc-than-va-re-sau-duc-la-sau-ket-la-va-hoa-bo-phan-duc-non-sau-bao-sau-rom-do-cau-cau-blo96

Xem thêm:

Sâu Hại Điều – Tổng Quan Các Loại Sâu Bệnh

Sâu hại điều – Sâu đục thân và rễ (xén tóc)

Sâu hại điều – Sâu đục lá (sâu ăn lá) và Sâu bao

Sâu hại điều – Sâu kết lá và hoa, Bọ phấn đục nõn

Sâu hại điều – Sâu róm đỏ ăn lá (hay còn gọi tên là sâu bướm làm rụng lá)

Sâu hại điều – Câu cấu ăn lá (Hypomeces sp.)

Xem thêm: Xử lý hạt điều bằng công nghệ rang – Rang hạt điều trong dầu vỏ điều (chao dầu)

Sâu hại điều – Bọ xít muỗi (Helopeltis sp., Rhynchola, Miridae)

Những phần chính yếu của ISO 6477-1988Hạt điều Pagacas – Quá trình phát triển và Nguyên liệuPhương án khắc phục và giải quyết khó khăn của ngành điều Việt Nam giai đoạn những năm 2000Xử lý hạt điều bằng công nghệ rang – Rang trực tiếp đơn giảnỨng dụng của nhân điều

Chăm sóc cây điều: làm cỏ, tủ gốc, tưới tiêu, trồng xen

Sàng cỡ (Phân cỡ) hạt điều là gì?Trồng cây điều: Tính khoảng cách trồng (cự ly trồng)Nội dung của hệ thống QLCLTD trong sản xuất hạt điều

Thu Hoạch Và Sơ Chế Hạt Điều

Công Dụng Của Quả Điều

Bóc Vỏ Lụa Trong Chế Biến Hạt Điều – Bóc Vỏ Lụa Cơ Giới (Bóc Vỏ Lụa Bằng Máy)

Xirô Trái Điều

Yêu Cầu Điều Kiện Khí Hậu Và Dinh Dưỡng Của Cây Điều

Chuyên mục
Cắt bóc vỏ (chẻ tách vỏ) trong chế biến hạt điều

Cắt bóc vỏ trong chế biến hạt điều – Bóc cắt vỏ thủ công

Chẻ điều hay còn gọi là cắt bóc vỏ (cắt tách vỏ) – là công đoạn rất quan trọng để thu được nhân điều trong quá trình chế biến hạt điều. Chẻ điều đòi hỏi nhiều về yêu cầu kỹ thuật để thu được tối đa nhân điều với chất lượng tốt nhất.

Nguyên tắc cơ bản

Chẻ điều có hai nguyên tắc cơ bản là:

– Khi tách vỏ điều xong phần nhân điều không được dính bẩn và dính dầu vỏ điều.

– Không được để nhân vỡ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của khâu chẻ điều

Những yêu cầu về cắt bóc vỏ sẽ đạt được nếu các yêu cầu kỹ thuật ở các khâu trước đã được đảm bảo, đặc biệt là ở khâu xử lý nhiệt hoặc hấp. Hạt điều sau khi xử lý nhiệt cần được làm nguội về nhiệt độ phòng càng nhanh càng tốt bằng cách dùng quạt gió, trải ra mặt trống,..Mục đích là để việc cắt bóc vỏ dễ dàng hơn, hạn chế hạt điều bị vỡ vì khi hạt điều nguội lại, vỏ hạt cứng hơn và làm tăng độ tróc giữa lớp vỏ cứng và lớp vỏ lụa đồng thời vẫn giữ được độ dẻo của nhân.

Bên cạnh đó, tỷ lệ vỡ còn phụ thuộc phần lớn vào quá trình sàng cỡ trước đó. Nguyên nhân là mỗi lưỡi dao ở các công cụ cắt bóc vỏ sẽ được mài và định hình chính xác với mỗi cỡ hạt nhất định, nếu việc sàng cỡ không kỹ, hạt lớn quá đưa vào cỡ dao nhỏ sẽ làm dao lạm vào nhân, làm nhân bị vỡ và nhiễm dầu, còn cỡ hạt nhỏ quá so với kích thước lưỡi dao thì việc chẻ tách vỏ sẽ khó tách vỏ được, nếu cứ ép hoặc đổi chiều hạt sẽ dẫn đến nhân bị vỡ. Chính vì vậy, việc sàng cỡ hạt chính xác và không lẫn cỡ ngoại lai rất quan trọng và đòi hỏi yêu cầu chính xác cao.

Bóc cắt vỏ thủ công

Bóc cắt vỏ theo cách thủ công chỉ dùng sức người và các công cụ thô sơ như gỗ, búa hoặc một thanh sắt,… Theo đó, người ta sẽ dùng các công cụ này gõ nhẹ lên bụng hạt điều từ 2 đến 3 lần để nhân bên trong long ra mà không bị bể. Thao tác này đòi hỏi phải khéo léo để đảm bảo thu hồi được tỷ lệ nhân nguyên cao nhất. Công nhân Ấn Độ, Thái Lan thực hiện công việc này rất khéo léo và có kinh nghiệm nên thu được nhân nguyên vẹn trên 90%, năng suất lao động trong 8 giờ làm việc là 7 – 10kg nhân vì thế được khen là đạt trình độ “nghệ thuật”. Khi tách vỏ theo phương pháp này, công nhân thường sẽ đeo bao tay hoặc dùng dầu ve (castor oil), tro bếp, đất sét,.. để tránh cho da tay tiếp xúc trực tiếp với vỏ điều, ngăn dầu vỏ điều ăn mòn da tay.

Phương pháp thủ công này tốn nhiều lao động và sức người, năng suất lao động thấp trong khi chất lượng nhân thu hồi thấp nên hiện ít được sử dụng.

Nguồn: Cắt bóc vỏ (chẻ tách vỏ) trong chế biến hạt điều

Xem:

Cắt bóc vỏ trong chế biến hạt điều – Bóc cắt vỏ cơ giới kết hợp thủ công (Chẻ tay)

Cắt bóc vỏ trong chế biến hạt điều – Bóc cắt vỏ dùng máy (chẻ máy)

Xem thêm: Bóc vỏ lụa trong chế biến hạt điều – Bóc vỏ lụa thủ công (Bóc tay)

Trồng Cây Điều: Chọn Nơi Đặt Vườn Điều

Quá Trình Phát Triển Của Ngành Điều Việt Nam Giai Đoạn 1988 – 2015

Tiêu Chuẩn Nhân Điều Thành Phẩm | Yêu Cầu Chung, Chất Lượng Và Phân Loại

Bệnh Hại Điều – Đốm Lá Và Móc Bồ Hóng

Xử Lý Hạt Điều Bằng Hơi Nước – Phương Pháp Hấp (Steam Roasting)

Phương pháp chế biến dịch ép trái điều đục (Cloudy juice) Sâu hại điều – Sâu đục thân và rễ (xén tóc)

Cắt bóc vỏ trong chế biến hạt điều – Bóc cắt vỏ dùng máy (chẻ máy)

Hình thái học của hoa điều – Sự thụ phấn và đậu quả của cây điều

Cắt bóc vỏ trong chế biến hạt điều – Bóc cắt vỏ cơ giới kết hợp thủ công (Chẻ tay) Sấy hạt điều – Lò sấy sử dụng công nghệ sấy tuần hoàn cưỡng bức Đặc trưng hóa lý của dịch trái điều. Phương pháp chế biến dịch ép trái điều trong Cách ăn hạt điều ngon nhất – Làm sữa, nấu xôi, chè hạt điều, làm nguyên liệu cho các món ăn khác

Những thách thức khi khai thác lợi ích của trái điều

Cắt bóc vỏ trong chế biến hạt điều – Bóc cắt vỏ thủ công

Chuyên mục
Uncategorized

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4850:2010 NHÂN HẠT ĐIỀU

Giới thiệu:

– TCVN 4850:2010 thay thế TCVN 4850:1998; – TCVN 4850:2010 được CAFECONTROL biên soạn, thẩm định bởi Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và được công bố bởi Bộ Khoa học và Công nghệ. – Dưới đây là bảng tóm tắt nội dung chính

Nguồn: Tiêu chuẩn nhân điều Việt Nam TCVN 4850:2010

Một số định nghĩa quan trọng

– Quả điều (cashew apple) là phần cuống phình to có màu vàng, cam,đỏ, … (quả giả cây điều) – Hạt điều (cashew nut) bao gồm nhân bên trong, vỏ lụa và vỏ cứng (quả thực của cây điều) – Vỏ cứng hạt điều (cashew shell) là lớp vỏ bao bọc cả phần nhân và vỏ lụa bên ngoài, rất cứng. – Dầu vỏ hạt điều (cashew nut shell liquid-CNSL) là chất lỏng có chứa thành phần chính là cardol và anacardic axit, thành phần này có tính độc với con người. Chất lỏng này tồn tại trong khoảng giữa của vỏ cứng hạt điều. – Vỏ lụa (testa) là lớp vỏ sừng có màu nâu đỏ bao bọc lấy nhân điều, lớp vỏ này rất mỏng. – Nhân hạt điều (cashew kernel) là phần thu được sau khi trải qua quá trình sơ chế tách vỏ của hạt điều. – Nhân nguyên (Whole) Là nhân nhân bị vỡ không quá 1/8 kích thước nhân hoặc nhân nguyên vẹn. – Nhân vỡ ngang (Butt) là nhân bị vỡ theo chiều ngang với phần nhân vỡ nằm trong khoảng 3/8 -7/8 của nhân nguyên, đồng thời hai lá mầm không bị tách ra hoàn toàn. – Nhân vỡ dọc (Split) là nhân bị vỡ với theo chiều dọc làm 2 lá mầm bị tách rời, đồng thời kích thước lá mầm bị vỡ không quá 1/8 nhân. – Mảnh nhân lớn (Large Piece) là nhân vỡ mảnh, có đường kính 4,75 – 8 mm. – Mảnh nhân nhỏ (Small Piece) là nhân vỡ mảnh có đường kính 2,8 -4,75 mm. – Mảnh nhân vụn (Baby Bit) là nhân vỡ mảnh có đường kính không lọt qua sàn 1,75mm. – Nhân non là nhân có kích thước nhỏ, bề mặt nhăn nheo do chưa phát triển đầy đủ.

 

Yêu cầu chung

– Nhân điều phải có hình dạng đặc trưng, được phân cấp và sấy khô hợp lý với độ ẩm <=5%; – Tỷ lệ sót vỏ <= 1,5% với tổng đường kính vỏ lụa còn sót không quá 2mm; – Tỷ lệ cấp dưới <=5%, tỷ lệ vỡ <=5%; – Không được có sự hiện diện của nấm mốc, sâu hại, côn trùng. Không được có mùi lạ, ôi dầu, không được nhiễm bẩn có tể nhìn thấy bằng mắt thường. 

 

 Bảng 1 – Các chữ viết tắt

 

STTViết tắtTiếng AnhMô tả
1WWhiteTrắng
2SScorchedVàng
3SSSecond ScorchedVàng sém
4LBLight BlemishNám nhạt
5BBlemishNám
6DBDark BlemishNám đậm
7BButtVỡ ngang
8BBBlemish ButtVỡ ngang nám
9SSplitVỡ dọc
10LPLarge PiecesMảnh nhân lớn
11SPSmall PiecesMảnh nhân nhỏ
12B-BBaby – BitsMảnh vụn

 

Bảng 2: Yêu cầu phân cấp chất lượng nhân điều
CấpKý hiệuTên thương mạiSố nhân/lbSố nhân/kgMàu sắc nhânMô tả khác
1W 160Nhân nguyên trắng120 – 160265-353Màu đồng nhất:
– Trắng ngà
– Vàng nhạt
– Xám tro nhạt
– Màu trắng
2W 180161 – 180355-395
3W 210200 – 210440-465
4W 240220 – 240485-530
5W 280260 – 280575-620
6W 320300 – 320660-705
7W 400350 – 400770-880
8W 450400 – 450880-990
9W 500450 – 500990-1100
10SW 240Nhân nguyên vàng220 – 240485 – 530– Vàng
– Màu ngà
– Nâu nhạt, xám tro
Nguyên nhân do chao dầu hoặc hấp hơi quá mức dẫn đến nhân bị màu vàng
11SW 320300 – 320660 – 705
12SW
13SSWNhân nguyên vàng sém– Màu xanh nhạt, ngà đậm
– Nâu đậm đến nâu
Nguyên nhân do chao dầu, hấp hoặc sấy chín quá
14LBW 240Nhân nguyên nám nhạt220 – 240485 – 530– Trắng ngà, trắng
– Nâu nhạt, nâu
– Vàng nhạt, vàng

Có thể có đốm nâu nhưng tổng diện tích <=40% nhân
15LBW 320300 – 320660 – 705
16LBW 450400 – 450880 – 990
17BW 240Nhân nguyên nám220 – 240485 – 530– Nâu, hổ phách
– Vàng đến vàng đậm
– Xanh nhạt đến xanh đậm
Nhân có thể non hoặc nhăn nhẹ.
Có thể có đốm nâu nhưng tông diện tích <= 60% nhân.
18BW 320300 – 360660 – 705
19BW 360400 – 450880 – 990
20DBWNhân nguyên nám đậm– Có thể có đốm đen hoặc nâu.Hình dạng như nhân nguyên nám
21WBNhân vỡ ngang trắng– Màu giống nhân nguyên trắng
22WSNhân vỡ dọc trắng– Màu giống nhân nguyên trắng
23LWPMảnh nhân lớp trắng– Màu giống nhân nguyên trắng
24SWPMảnh nhân nhỏ trắng– Màu giống nhân nguyên trắng
25SBNhân vỡ ngang vàng– Màu giống nhân nguyên vàng
26SSNhân vỡ dọc vàng– Màu giống nhân nguyên vàng
27SSBNhân vỡ ngang vàng sém– Màu giống nhân nguyên vàng sém
28SSSNhân vỡ dọc vàng sém– Màu giống nhân nguyên vàng sém
29LBBNhân vỡ ngang nám nhạt– Màu giống nhân nguyên nám nhạt
30LBSNhân vỡ dọc nám nhạt– Màu giống nhân nguyên nám nhạt
31LSPMảnh nhân lớn vàng– Màu giống nhân nguyên vàng
32SSPMảnh nhân nhỏ vàng– Màu giống nhân nguyên vàng
33LSSPMảnh nhân lớn vàng sém– Màu giống nhân nguyên vàng sém
34SSSPMảnh nhân nhỏ vàng sém– Màu giống nhân nguyên vàng sém
35BBNhân vỡ ngang nám– Màu giống nhân nguyên nám
36BSNhân vỡ dọc nám– Màu giống nhân nguyên nám
37DBBNhân vỡ ngang nám đậm– Màu giống nhân nguyên nám đậm
38DBSNhân vỡ dọc nám đậm– Màu giống nhân nguyên nám đậm
39LLBPMảnh nhân lớn nám nhạt– Màu giống nhân nguyên nám nhạt
40LBPMảnh nhân lớn nám– Màu giống nhân nguyên nám
41LDBPMảnh nhân lớn nám đậm– Màu giống nhân nguyên nám đậm
42B-BMảnh vụn– Không phân biệt màu sắc



Xem thêm:

QUY CÁCH HẠT ĐIỀU NHÂN AFI NGÀNH NÔNG SẢN VÀ HẠT | Yêu cầu chung và Phân loại và chất lượng

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4850:2010 NHÂN HẠT ĐIỀU

Sự phân bố của cây điều ở Việt Nam

Những cách chế biến hạt điều thành món ăn dùng ngay – phần 2

Dầu hạt điều – Đặc điểm và hàm lượng dinh dưỡng

Giấm trái điều

TIÊU CHUẨN HẠT ĐIỀU ASEAN | Các quy định liên quan đến chất lượng

Nguyên tắc phân loại nhân điều và Quy định tiêu chuẩn về phân loại nhân điều

TIÊU CHUẨN HẠT ĐIỀU ASEAN | Quy định về dung sai, Yêu cầu về hình thức, Ký hiệu hoặc nhãn, Chất ô nhiễm, Vệ sinh, Phương pháp phân tích và lấy mẫu

TCVN 12380:2018 VỀ HẠT ĐIỀU THÔ

Dầu vỏ hạt điều là gì? Thành phần cấu tạo và chất lượng của dầu vỏ điều

Tiêu Chuẩn Nhân Điều Thành Phẩm | Phân Loại Kích Cỡ Và Xác Định

Tiêu Chuẩn Việt Nam (TCVN 4850:1998) Về Nhân Hạt Điều

Đặc Điểm Của Lá Điều, Mùa Vụ Và Giá Trị Dinh Dưỡng

Mùa Vụ Của Cây Điều Ở Việt Nam

Chăm Sóc Cây Điều: Bón Phân

Chuyên mục
Xirô trái điều và dịch ép trái điều cô đặc

Dịch ép trái điều cô đặc

Dịch ép trái điều đục và dịch ép trái điều trong cô đặc ở nhiệt độ 50 – 55 độ C dưới chân không đều thu được các sản phẩm cô đặc có chất lượng tốt sử dụng để sản xuất các loại đồ uống có gas (Jain và các cộng sự, 1954). Dịch ép trái điều có thể được cô đặc tới nồng độ 30 – 35 độ B, còn dịch ép trái điều trong có thể cô đặc tới nồng độ 65 – 70 độ B.

Pruthi và các cộng sự (1963) đã khảo sát những thay đổi hóa lý của dịch ép trái điều cô đặc khi sử dụng thiết bị cô đặc loại chảo hở, loại thiết bị bốc hơi tuần hoàn cưỡng bức và thiết bị bốc hơi màng mỏng.

Bảng – Sự biến đổi hóa lý khi cô đặc dịch ép trái điều

Chỉ tiêu hóa lý Dịch ép trái điều đục Dịch ép trái điều trong
Trước khi cô đặc Sau khi cô đặc Trước khi cô đặc Sau khi cô đặc
Chỉ số khúc xạ 12 77 9 71
Độ axit (theo Malic) % 0.4 2.6 0.36 2.1
pH 4.1 4 4.3 4.1
Độ nhớt cp 20 182 20 450
Axit Ascorbic (mg%) 250 1432 192.6 1108
Màu sắc Vàng nhạt Nâu sẫm Vàng nhạt Nâu
Mùi vị Đặc trưng trái điều Hơi đặc trưng Đặc trưng trái điều Hơi đặc trưng

(CFTRI, 1962) được trích dẫn bởi Ngô Tuấn Kỳ.

Cô đặc chân không 2 giai đoạn dịch ép trái điều đã xử lý tách tanin, ở giai đoạn 2 đưa thêm SO2 vào nồng độ 100 ppm sản phẩm cô đặc vẫn giữ được chất lượng tốt sau 16 tuần lễ lưu trữ ở nhiệt độ phòng.

Satyavathi và cộng sự (1963) đã chế biến xirô màu vàng kim (Golden Syrup) từ dịch ép trái điều theo cách lọc như lọc đường. Trước tiên dùng oxyd canxi điều chỉnh độ pH của dịch ép tới 7.4 rồi gia nhiệt dịch ép tới 195 độ F (90.55 độ C) và để lắng trong. Lấy dịch trong ra theo phương pháp Siphông, dùng axit phosphoric hoặc citric điều chỉnh độ pH của dịch trong tới 6 rồi tiến hành cô đặc chân không trong thiết bị bốc hơi tuần hoàn cưỡng bức. Sản phẩm xirô cô đặc thu được có màu vàng kim, vị nhạt, chứa 400 – 500 mg axit ascorbic. Về chất lượng xirô này so sánh được với loại xirô màu vàng thương mại, có độ trong tốt và dinh dưỡng hơn, màu sắc có ánh nâu hơn nhưng khi pha loãng tới 15 độ B thì màu sắc hoàn toàn đẹp. Xirô này pha trộn tốt với dịch gừng và dịch chanh. Dịch ép trái điều được làm trong bằng gelatin rồi cô đặc trong thiết bị bốc hơi tuần hoàn cưỡng bức và đưa thêm vào SO2, sản phẩm thu được chứa 600 – 800 mg axit ascorbic và cũng pha trộn tốt với dịch gừng.

Dưới đây giới thiệu về chất lượng của dịch ép trái điều cô đặc theo yêu cầu của một nhà tiêu thụ:

Quy cách:

Sản phẩm nhớt có màu vàng kim, không có tạp chất, đã thanh trùng và ướp lạnh, không cho thêm đường, không cho lên men và không có cồn. Có mùi vị đặc trưng của trái điều (Anacardium occidentale L.) không có vật liệu lạ.

Những đặc trưng hóa lý:

Quy cách Mức Phương pháp kiểm tra
1. Chất rắn hòa tan (Brix): 35 – 37 021 BR-BEV  00038
2. Độ axit (%) axit citric: 0.5 – 0.9 021 BR-BEV 00040
3. Thịt trái (%): 30 – 35 021 BR-BEV 00042
4. SO2 tổng cộng (ppm): 570 – 630 021 BR-BEV 00050
5. Axit benzoic (ppm): 1200 – 1400 021 BR-BEV 00049

Những đặc trưng vi sinh:

Quy cách Mức Phương pháp kiểm tra
1. Tổng số lam đếm 1000 max 031 BR-BEV 00014
(Total plates count):
2. Mốc và nấm men (UFC/ml) Không có mặt trong 1ml 031 BR-BEV 00040
3. Trực khuẩn đường ruột tổng cộng (MNF/G) Không có mặt trong 1g 031 BR-DES 00027
(Faccal Coliforms)

Đóng gói:

Đóng vào trong các túi chất dẻo và đặt vào trong các thùng phuy (thùng sử dụng lần đầu). Ghi nhãn trên mỗi thùng: số lô sản xuất, trọng lượng tịnh và ngày có hiệu lực. Những chỉ dẫn bảo quản khác.

Những điều kiện khác:

Những thùng phuy chứa dịch ép trái điều cô đặc phải được bảo quản ở nhiệt độ < 15 độ C, hạn sử dụng là 1 năm.

Nguồn: https://pagacas.com/xiro-trai-dieu-va-dich-ep-trai-dieu-co-dac-blo118

Xem thêm: Xirô Trái Điều

Xem thêm: Cách chế biến rượu điều Fenni

Tiêu Chuẩn Về Hạt Điều Thô Nguyên Liệu

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Hạt Điều Nguyên Liệu

Các Đặc Trưng Chính Của Cardanol Thu Được Và Ứng Dụng CNSL

QUY CÁCH HẠT ĐIỀU NHÂN AFI NGÀNH NÔNG SẢN VÀ HẠT | Một Số Bảng Tiêu Chuẩn Dành Cho Nhân Điều Sống

Trái Điều – Thành Phần Dinh Dưỡng Của Trái Điều

Quá trình phát triển của công nghệ hạt điều – Sản xuất bán thủ công Kẹo và mứt quả điều

Hạt điều Bình Phước – Đặc điểm

Cách thức đóng gói sản phẩm nhân điều

Trái điều đóng hộp Các ứng dụng của lá điều Hạt điều rang muối giá bao nhiêu? Giá hạt điều rang muối Pagacas Những cách chế biến hạt điều thành món ăn dùng ngay – phần 1

Hạt điều Bình Phước – Sản lượng và diện tích

Dịch ép trái điều cô đặc