Chuyên mục
Uncategorized

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4850:2010 NHÂN HẠT ĐIỀU

Giới thiệu:

– TCVN 4850:2010 thay thế TCVN 4850:1998; – TCVN 4850:2010 được CAFECONTROL biên soạn, thẩm định bởi Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và được công bố bởi Bộ Khoa học và Công nghệ. – Dưới đây là bảng tóm tắt nội dung chính

Nguồn: Tiêu chuẩn nhân điều Việt Nam TCVN 4850:2010

Một số định nghĩa quan trọng

– Quả điều (cashew apple) là phần cuống phình to có màu vàng, cam,đỏ, … (quả giả cây điều) – Hạt điều (cashew nut) bao gồm nhân bên trong, vỏ lụa và vỏ cứng (quả thực của cây điều) – Vỏ cứng hạt điều (cashew shell) là lớp vỏ bao bọc cả phần nhân và vỏ lụa bên ngoài, rất cứng. – Dầu vỏ hạt điều (cashew nut shell liquid-CNSL) là chất lỏng có chứa thành phần chính là cardol và anacardic axit, thành phần này có tính độc với con người. Chất lỏng này tồn tại trong khoảng giữa của vỏ cứng hạt điều. – Vỏ lụa (testa) là lớp vỏ sừng có màu nâu đỏ bao bọc lấy nhân điều, lớp vỏ này rất mỏng. – Nhân hạt điều (cashew kernel) là phần thu được sau khi trải qua quá trình sơ chế tách vỏ của hạt điều. – Nhân nguyên (Whole) Là nhân nhân bị vỡ không quá 1/8 kích thước nhân hoặc nhân nguyên vẹn. – Nhân vỡ ngang (Butt) là nhân bị vỡ theo chiều ngang với phần nhân vỡ nằm trong khoảng 3/8 -7/8 của nhân nguyên, đồng thời hai lá mầm không bị tách ra hoàn toàn. – Nhân vỡ dọc (Split) là nhân bị vỡ với theo chiều dọc làm 2 lá mầm bị tách rời, đồng thời kích thước lá mầm bị vỡ không quá 1/8 nhân. – Mảnh nhân lớn (Large Piece) là nhân vỡ mảnh, có đường kính 4,75 – 8 mm. – Mảnh nhân nhỏ (Small Piece) là nhân vỡ mảnh có đường kính 2,8 -4,75 mm. – Mảnh nhân vụn (Baby Bit) là nhân vỡ mảnh có đường kính không lọt qua sàn 1,75mm. – Nhân non là nhân có kích thước nhỏ, bề mặt nhăn nheo do chưa phát triển đầy đủ.

 

Yêu cầu chung

– Nhân điều phải có hình dạng đặc trưng, được phân cấp và sấy khô hợp lý với độ ẩm <=5%; – Tỷ lệ sót vỏ <= 1,5% với tổng đường kính vỏ lụa còn sót không quá 2mm; – Tỷ lệ cấp dưới <=5%, tỷ lệ vỡ <=5%; – Không được có sự hiện diện của nấm mốc, sâu hại, côn trùng. Không được có mùi lạ, ôi dầu, không được nhiễm bẩn có tể nhìn thấy bằng mắt thường. 

 

 Bảng 1 – Các chữ viết tắt

 

STTViết tắtTiếng AnhMô tả
1WWhiteTrắng
2SScorchedVàng
3SSSecond ScorchedVàng sém
4LBLight BlemishNám nhạt
5BBlemishNám
6DBDark BlemishNám đậm
7BButtVỡ ngang
8BBBlemish ButtVỡ ngang nám
9SSplitVỡ dọc
10LPLarge PiecesMảnh nhân lớn
11SPSmall PiecesMảnh nhân nhỏ
12B-BBaby – BitsMảnh vụn

 

Bảng 2: Yêu cầu phân cấp chất lượng nhân điều
CấpKý hiệuTên thương mạiSố nhân/lbSố nhân/kgMàu sắc nhânMô tả khác
1W 160Nhân nguyên trắng120 – 160265-353Màu đồng nhất:
– Trắng ngà
– Vàng nhạt
– Xám tro nhạt
– Màu trắng
2W 180161 – 180355-395
3W 210200 – 210440-465
4W 240220 – 240485-530
5W 280260 – 280575-620
6W 320300 – 320660-705
7W 400350 – 400770-880
8W 450400 – 450880-990
9W 500450 – 500990-1100
10SW 240Nhân nguyên vàng220 – 240485 – 530– Vàng
– Màu ngà
– Nâu nhạt, xám tro
Nguyên nhân do chao dầu hoặc hấp hơi quá mức dẫn đến nhân bị màu vàng
11SW 320300 – 320660 – 705
12SW
13SSWNhân nguyên vàng sém– Màu xanh nhạt, ngà đậm
– Nâu đậm đến nâu
Nguyên nhân do chao dầu, hấp hoặc sấy chín quá
14LBW 240Nhân nguyên nám nhạt220 – 240485 – 530– Trắng ngà, trắng
– Nâu nhạt, nâu
– Vàng nhạt, vàng

Có thể có đốm nâu nhưng tổng diện tích <=40% nhân
15LBW 320300 – 320660 – 705
16LBW 450400 – 450880 – 990
17BW 240Nhân nguyên nám220 – 240485 – 530– Nâu, hổ phách
– Vàng đến vàng đậm
– Xanh nhạt đến xanh đậm
Nhân có thể non hoặc nhăn nhẹ.
Có thể có đốm nâu nhưng tông diện tích <= 60% nhân.
18BW 320300 – 360660 – 705
19BW 360400 – 450880 – 990
20DBWNhân nguyên nám đậm– Có thể có đốm đen hoặc nâu.Hình dạng như nhân nguyên nám
21WBNhân vỡ ngang trắng– Màu giống nhân nguyên trắng
22WSNhân vỡ dọc trắng– Màu giống nhân nguyên trắng
23LWPMảnh nhân lớp trắng– Màu giống nhân nguyên trắng
24SWPMảnh nhân nhỏ trắng– Màu giống nhân nguyên trắng
25SBNhân vỡ ngang vàng– Màu giống nhân nguyên vàng
26SSNhân vỡ dọc vàng– Màu giống nhân nguyên vàng
27SSBNhân vỡ ngang vàng sém– Màu giống nhân nguyên vàng sém
28SSSNhân vỡ dọc vàng sém– Màu giống nhân nguyên vàng sém
29LBBNhân vỡ ngang nám nhạt– Màu giống nhân nguyên nám nhạt
30LBSNhân vỡ dọc nám nhạt– Màu giống nhân nguyên nám nhạt
31LSPMảnh nhân lớn vàng– Màu giống nhân nguyên vàng
32SSPMảnh nhân nhỏ vàng– Màu giống nhân nguyên vàng
33LSSPMảnh nhân lớn vàng sém– Màu giống nhân nguyên vàng sém
34SSSPMảnh nhân nhỏ vàng sém– Màu giống nhân nguyên vàng sém
35BBNhân vỡ ngang nám– Màu giống nhân nguyên nám
36BSNhân vỡ dọc nám– Màu giống nhân nguyên nám
37DBBNhân vỡ ngang nám đậm– Màu giống nhân nguyên nám đậm
38DBSNhân vỡ dọc nám đậm– Màu giống nhân nguyên nám đậm
39LLBPMảnh nhân lớn nám nhạt– Màu giống nhân nguyên nám nhạt
40LBPMảnh nhân lớn nám– Màu giống nhân nguyên nám
41LDBPMảnh nhân lớn nám đậm– Màu giống nhân nguyên nám đậm
42B-BMảnh vụn– Không phân biệt màu sắc



Xem thêm:

QUY CÁCH HẠT ĐIỀU NHÂN AFI NGÀNH NÔNG SẢN VÀ HẠT | Yêu cầu chung và Phân loại và chất lượng

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4850:2010 NHÂN HẠT ĐIỀU

Sự phân bố của cây điều ở Việt Nam

Những cách chế biến hạt điều thành món ăn dùng ngay – phần 2

Dầu hạt điều – Đặc điểm và hàm lượng dinh dưỡng

Giấm trái điều

TIÊU CHUẨN HẠT ĐIỀU ASEAN | Các quy định liên quan đến chất lượng

Nguyên tắc phân loại nhân điều và Quy định tiêu chuẩn về phân loại nhân điều

TIÊU CHUẨN HẠT ĐIỀU ASEAN | Quy định về dung sai, Yêu cầu về hình thức, Ký hiệu hoặc nhãn, Chất ô nhiễm, Vệ sinh, Phương pháp phân tích và lấy mẫu

TCVN 12380:2018 VỀ HẠT ĐIỀU THÔ

Dầu vỏ hạt điều là gì? Thành phần cấu tạo và chất lượng của dầu vỏ điều

Tiêu Chuẩn Nhân Điều Thành Phẩm | Phân Loại Kích Cỡ Và Xác Định

Tiêu Chuẩn Việt Nam (TCVN 4850:1998) Về Nhân Hạt Điều

Đặc Điểm Của Lá Điều, Mùa Vụ Và Giá Trị Dinh Dưỡng

Mùa Vụ Của Cây Điều Ở Việt Nam

Chăm Sóc Cây Điều: Bón Phân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *